Trang chủ / TIN TỨC / Lợi ích của việc gắn phù hiệu cho xe tải, xe container.

Lợi ích của việc gắn phù hiệu cho xe tải, xe container.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC GẮN PHÙ HIỆU 

Hiện nay, pháp luật nước ta đã ban hành văn bản pháp luật quy định về việc xe tải, xe công – ten – nơ bắt buộc phải gắn phù hiệu nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 của Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

LY quy-dinh-gan-phu-hieu-xe-tai-2
PHÙ HIỆU

“3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  1. a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  2. b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  3. c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  4. d) Ủy bannhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
  5. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
  6. a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  7. b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiếtkế từ10 tấn trở lên;
  8. c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ07 tấn đến dưới 10 tấn;
  9. d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

XỬ PHẠT KHI XE KHÔNG GẮN PHÙ HIỆU

Về mức xử phạt: Được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 24 Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

 phat-xe-tai-chua-gan-phu-hieu
XỬ PHẠT XE KHÔNG GẮN PHÙ HIỆU

 

“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. c) Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.

Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung theo điểm b Khoản 8 Điều 24 cũng được quy định tại Nghị đinh nêu trên

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  1. b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng;

Như vậy, ngoài hình thức xử phạt chính còn có hình thức xử phạt bổ sung nếu vi phạm quy định nêu trên.

Từ cách thức xử phạt nêu trên, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc gắn phù hiệu xe là cần thiết, vì những lý do sau:

Lợi ích đối với đơn vị quản lý xe tham gia hoạt động vận tải:

+ Khi phương tiện xe lưu thông trên đường thì cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng phát hiện được là xe nào chưa gắn phù hiệu xe (không tuân thủ quy định của pháp luật cho phương tiện bắt buộc phải gắn phù hiệu xe) thì sẽ bị xử phạt. Hơn nữa, quy định xử phạt như trên cũng gây ra bất lợi là vừa mất tiền vừa mất thời gian nếu bị tước giấy phép. Trong thời gian bị tước giấy phép thì dẫn đến công việc sẽ bị gián đoạn, công việc bị ngưng trệ, không hoàn thành đúng thời hạn. Trong khi việc đăng ký phù hiệu cho xe không phải là quá khó khăn và tốn kém hiều thời gian và tiền bạc. Như vậy, chúng ta cũng thấy được rằng lợi ích của gắn phù hiệu là không hề nhỏ, hơn nữa tránh được tình trạng nêu trên.

+ Việc gắn phù hiệu xe sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vận tải của được thông suốt, không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới công việc của chủ kinh doanh hoạt động vận tải.

Lợi ích đối với nhà nước:

Các cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ dễ dàng quản lý, sẽ biết được phương tiện đó biển số xe? Của ai? Cơ quan nào quản lý? Đã đăng ký kinh doanh hay chưa?Thời hạn phù hiệu còn hay không? Dễ dàng quản lý các loại xe trên trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.

Từ sự phân tích nêu trên, hy vọng rằng các loại xe bắt buộc phải gắn phù hiệu xe sẽ tuân thủ đúng quy định của pháp luật để mang lại lợi ích cho cơ quan có xe tham gia hoạt động vận tải và cho cả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dễ dàng hơn.

Có thể bạn muốn xem

LỖI KHÔNG CÓ PHÙ HIỆU XE BỊ PHẠT RA SAO?

Xe tải không dán, không có, hoặc có nhưng hết hạn phù hiệu thì có …